Cho thuê, mượn đứng tên làm thẻ ATM khả năng sẽ vướng vòng lao lý?

    Nhật Ký vụ án, từ vụ án có thật đã xảy ra.

    Thời gian từ năm 2014 đến nay đã bung nổ việc mở tài khoản ATM "ảo" tức người đứng tên ATM cho người khác thuê thẻ, bán thẻ hoặc cho mượn thẻ để người khác thực hiện các giao dịch nhận tiền, chuyển tiền mà không thông qua chủ thẻ thật sự.

    Đầu năm 2017, Luật sư Huỳnh Trung Hiếu - Trưởng văn phòng Luật sư Nhật Bình có bào chữa cho thân chủ tên S, trong vụ án có đến 08 bị cáo bị truy tố, xét xử về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, không tố giác tội phạm...Trong vụ án này thân chủ S bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4, Điều 139 Bộ luật Hình sự. Lý do bị cáo S có bán 04 thẻ ATM cùng mật khẩu, số điện thoại đăng ký Internetbanking cho một đối tượng tên T (chưa rõ lai lịch) với số tiền 8.000.000đ nhưng chỉ mới nhận được 4.000.000đ và đối tượng tên T đã giao các thẻ ATM này nhóm đối tượng người Đài Loan Trung Quốc.

    Trước khi bị xét xử anh S đã bị tạm giam gần 03 năm, tại Phiên tòa Luật sư Huỳnh Trung Hiếu đã đưa ra rất nhiều chứng cứ và lập luận đối đáp với Vị đại diện Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh để bào chữa cho thân chủ theo hướng vô tội. Bởi các lý do:
    - Thứ nhất, ý thức chủ quan S không biết thẻ ATM của mình bị người khác sử dụng chuyển tiền có nguồn gốc lừa đảo.
    - Thứ hai, bị cáo S cũng không biết bất kỳ người nào trong nhóm lừa đảo, không cấu kết, không thỏa thuận, hứa hẹn và không biết gì đến hoạt động của nhóm lừa đảo này. S chỉ nhận tiền công làm thẻ chứ không phải tiền cho thuê thẻ.
    - Thứ ba, Việc các nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản ATM do S đứng tên, S hoàn toàn không biết vì khi bán thẻ thì bán cả sim điện thoại được đăng ký, nên việc chuyển khoản hay rút tiền S đều không biết, không tham gia và không được thông báo, S không biết hành vi lừa đảo, không biết có chuyển tiền vào tài khoản nên không thể gọi là bỏ mặc được.
    - Thứ tư,  toàn bộ số tiền mà bọn lừa đảo có được S không được nhận và rút số tiền đó, không chiếm hưởng bất cứ đồng nào từ tiền lừa đảo của các đối tượng.
    - Thứ năm, vai trò của S là mờ nhạt thứ yếu, nếu không có S thì nhóm lừa đảo vẫn lừa đảo được vì chúng đã thuê, mua và thu gom được rất nhiều thẻ ATM.
    Tuy nhiên, dù rất nhiều bằng chứng và lập luận xác đáng được chứng mình cho thân chủ vô tội nhưng thân chủ vẫn bị tuyên đúng 03 năm tù giam, tức sẽ bị giam thêm gần 02 tháng nữa mới được ra tù. Còn các đối tượng khác bị tuyên từ 04 đến 18 năm tù giam. Đồng thời buộc các bị cáo liên đới chịu trách nhiệm bồi thường cho những người bị hại tổng cộng gần 8 tỷ đồng.
    Đây là bài học đau xót cho thân chủ S và cũng là lời cảnh tỉnh cho mọi người phải thật sự cảnh giác trước các lời đề nghị mua, thuê thẻ ATM...Trong các trường hợp này điều cần làm là từ chối các yêu cầu đề nghị hợp tác thu mua thẻ ATM, những ai đã lỡ cho thuê thẻ hoặc bán thẻ cần trình báo ngay cho Ngân hàng và các cơ quan chức năng có thẩm quyền để khóa thẻ ATM, ngăn ngừa các hành vi nhận và chuyển tiền bất hợp pháp.
    Mọi thông tin cần hỗ trợ, tư vấn xin vui lòng liên hệ:
    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NHẬT BÌNH
    Trụ sở: 125K đường số 14, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP.HCM
    Tel:+84-28-6658.8181, Hotline: 0907.299.951 (Mr. Luật sư Huỳnh Trung Hiếu)
    Email: nhatbinhlaw@gmail.com
    Website: www.luatsurienghcm.com
     
    Download file

    GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT

    ĐĂNG KÝ NHẬN TIN